Học kỳ I, điểm trung bình của Nguyễn Văn Nghĩa đạt 8,6 với thang 10, đạt 3,4 thang điểm 4 - học lực loại giỏi.
![]() |
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM mất tích có học lực kỳ I loại giỏi |
“Dù học online tuy nhiên các giảng viên đều đánh giá em học tốt, trong quá trình học không có biểu hiện nào bất thường”- ông Thưởng nói.
Theo ông Thưởng, khi nhận được thông tin nhà trường đã đặt ra nhiều tình huống khác nhau. Được biết, Nghĩa không hề có nhiều tiền trong người.
Mặt khác dù trước đó đã đăng ký ở ký túc xá và đóng 500.000 đồng giữ chỗ nhưng tới nay Nghĩa chưa làm thủ tục ở ký túc xá.
Tại bến xe, để hỗ trợ sinh viên nhập học, nhà trường đã tổ chức đội ngũ tình nguyện đón sinh viên về trường từ 4h sáng đến 9h tối. Sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa có xuống xe nhưng không tiếp nhận sự hỗ trợ của đội tình nguyện, cũng không nhận sự hỗ trợ của người nhà.
Trưởng Phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay do không thể liên lạc được qua điện thoại nên trường đã gửi thông tin vào địa chỉ email nhưng chưa thấy Nghĩa trả lời.
Khi nhận được thông tin từ gia đình, nhà trường đã báo cho công an quận Bình Thạnh và công an huyện Tây Sơn (Bình Định) để phối hợp tìm kiếm em Nghĩa.
Theo trình báo của gia đình, chiều 11/2, Nghĩa lên xe khách của nhà xe Tân Hoa Câu từ quê vào TP.HCM để làm thủ tục nhập học vào năm nhất của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đến 5h sáng hôm sau, xe vào đến bến xe Miền Đông ở quận Bình Thạnh nhưng Nghĩa thì biến mất.
Gia đình cho biết, Nghĩa lần đầu vào TP.HCM, vì vậy rất lo lắng em bị kẻ gian lừa gạt. Khi “mất tích”, Nghĩa mặc quần tây đen, áo thun, có áo khoác bên ngoài, đội nón… mang theo một ba lô và một túi xách.
Theo thông tin mới nhất, rạng sáng 15/2, người dân phát hiện một thi thể nam thanh niên trôi trên sông. Người nhà xác nhận là nam sinh Nguyễn Văn Nghĩa mất tích nhiều ngày qua khi vào TP.HCM nhập học.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục khám nghiệm, điều tra nguyên nhân cái chết của nạn nhân.
Theo công an quận Bình Thạnh, thi thể phát hiện trên có phải nam sinh mất tích không thì chưa khẳng định.
Lê Huyền
Ông Trần Thanh Thưởng, Trưởng Phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho hay trường hợp sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa rất đau xót. Nhà trường xót xa khi 1 sinh viên giỏi ra đi trong ngày đầu tiên nhập học.
" alt=""/>Sinh viên mất tích khi vào TPHCM nhập học có điểm GPA loại giỏi![]() |
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Quyết định số 1580/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên.
Được biết, chủ đầu tư Dự án khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thượng Thanh là Công ty Cổ phần Khai Sơn.
Dự án này có diện tích 380,084 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 2,954.6 tỉ đồng. Tổng số căn hộ của dự án khoảng 1.867 căn, trong đó, Nhà biệt thự khoảng 80 căn, nhà chung cư khoảng 1.787 căn.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ quý I/2016 đến quý II/2016. Trong đó, dự kiến khởi công đồng bộ với Dự án BT tuyến đường 40m trong tháng 6/2016. Giai đoạn thực hiện dự án từ quý III/2016 đến quý IV/2019.
Nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư, vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Nhà đầu tư phải đảm bảo bố trí vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư.
Mục tiêu dự án nhằm xây dựng khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo điểm nhấn về kiến trúc, mỹ quan đô thị; đồng thời là dự án đối ứng để khai thác thu hồi vốn đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh theo hình thức hợp đồng BT.
TheoTrí thức trẻ
![]() |
Cô giáo Mai Thị Kim Tuyến tham gia khóa học giả định không gian vũ trụ tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ. (Ảnh: HESA) |
Honeywell Educators at Space Academy (HESA) là một chương trình học bổng được thiết kế nhằm giúp các giáo viên trung học giảng dạy hiệu quả hơn ở các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Năm nay có 200 giáo viên tới từ 25 quốc gia trên thế giới tham gia khóa học này và cũng là năm Việt Nam có số học viên nhiều nhất từ trước tới nay. Được biết các năm trước Việt Nam chỉ có một đại diện duy nhất mỗi năm.
![]() |
6 đại diện của Việt Nam tham dự HESA năm 2016. (Ảnh: HESA) |
Kim Tuyến chia sẻ, em biết đến học bổng này qua một chị là đại diện cho Việt Nam năm 2015. Sau đó, em bắt đầu tìm kiếm thông tin về HESA qua các tài liệu, bài viết và những người đi trước.
“Ban đầu em cũng không nghĩ là mình sẽ được tham gia, nhưng đây cũng là một cơ hội để thử sức. Biết đâu mình lại được và cuối cùng thì em trúng tuyển thật” – Tuyến chia sẻ.
Gây ấn tượng bằng nụ cười
Khóa học kéo dài 5 ngày ở Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ, thành phố Huntsville, bang Alabama. Tại đây, các giáo viên có 45 giờ tham gia vào các hoạt động diễn ra trong lớp học, phòng thí nghiệm, tập trung chủ yếu vào khoa học và thăm dò không gian.
![]() |
Kim Tuyến trong hoạt động di chuyển bằng tấm ván. Ảnh: HESA |
“Về chuyên môn, nội dung khóa học không liên quan nhiều đến môn Sinh học mà em đang dạy. Nhưng quan trọng hơn là em có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp ở các nước. Ngoài ra, sau khóa học, em cũng học được nhiều kỹ năng: kinh nghiệm tổ chức, cách hoạt động nhóm, tạo không khí cho người học để hoạt động nhóm hiệu quả hơn. Những kỹ năng đó còn quan trọng hơn nhiều cho công việc giảng dạy sau này của em” – cô giáo trẻ khẳng định.
Ở hoạt động khó nhất và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong 5 ngày là nhiệm vụ vũ trụ giả định, có 14 người trong một đội được phân vào các vị trí khác nhau như Trạm ISS, Trạm sửa chữa, Trạm mặt đất. Tuyến được phân công ở Trạm mặt đất, nhiệm vụ là ngồi quan sát camera, hỗ trợ các bạn trên Trạm sửa chữa.
Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như di chuyển từ điểm này tới điểm kia bằng 2 tấm ván, hoạt động dưới nước, bắn tên lửa mô phỏng…
Kim Tuyến hào hứng khoe, ở hoạt động bắn tên lửa, các học viên được phép tự trang trí tên lửa bằng sơn xịt và em đã chọn sơn 2 màu vàng và đỏ đại diện cho màu cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.
![]() Tên lửa sơn màu vàng, đỏ tượng trưng cho lá cờ Việt Nam của Kim Tuyến bay rất cao. (Ảnh: HESA) ![]() Hào hứng khi thấy tên lửa của mình bay thành công. Ảnh: HESA |
Khi được hỏi về huy chương “Right Stuff” dành cho học viên xuất sắc nhất, dũng cảm nhất mà Kim Tuyến giành được trong khóa học này, cô giáo 9x rụt rè cho rằng “có lẽ em cũng có chút nỗ lực, một chút dũng cảm, may mắn và đặc biệt là hay làm mọi người cười”.
![]() |
Cô giáo Kim Tuyến thể hiện niềm vui khi được nhận giải "Right Stuff" dành cho học viên xuất sắc nhất. (Ảnh: HESA) |
“Trong phần hoạt động dưới nước, lúc đầu em đắn đo không biết có nên tham gia hoạt động này hay không vì em không biết bơi. Nước thì không sâu lắm nhưng với chiều cao 1m50 của em thì nếu không có áo phao sẽ không duy trì được. Nhưng cuối cùng em cũng quyết định tham gia và khi lên đến nơi vẫn cười rất tươi, làm mọi người cũng cười theo. Có lẽ cũng nhờ em hay cười mà các cô, các bác đều rất quý em”.
“Hay trong hoạt động thiết kế hộp bảo vệ quả trứng để thả xuống nước, bình thường thì mọi người thả luôn, nhưng em nghĩ không biết hướng gió như thế nào, nên em lấy giấy vụn trong túi ra ném xuống nước để kiểm tra. Mọi người rất bất ngờ về hành động đó của em. Ai cũng cười và em cũng thấy vui”.
![]() |
Dù không biết bơi nhưng Kim Tuyến vẫn quyết định tham gia hoạt động dưới nước. Ảnh: HESA |
Người Mỹ làm việc hiệu quả và tính tập thể cao
Điều khiến cô giáo trẻ ấn tượng trong khóa học này là cách làm việc của người Mỹ - rất chu đáo, có thứ tự và vô cùng hiệu quả. “Một ngày hoạt động của bọn em bắt đầu từ 7 giờ sáng cho tới 6 giờ tối. Các hoạt động diễn ra liên tục và rất khít thời gian.... Trong tất cả các email gửi cho học viên đều có lời dặn dò ‘nếu có thắc mắc gì thì hỏi chúng tôi’ và họ trả lời email rất nhanh. Khi sang tới Mỹ thì bọn em được đưa đón rất chu đáo, không hiểu gì thì được giải thích rất chi tiết” - cô giáo trẻ tuổi nhất trong số các học viên chia sẻ.
![]() |
Kim Tuyến (hàng trên thứ 2 từ trái sang) và các học viên quốc tế. (Ảnh: HESA) |
“Khi em nhìn thấy bộ máy mô phỏng ở Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ làm rất quy mô và hoành tráng, em nghĩ ngay tới sự đoàn kết, tinh thần làm việc nhóm của người Mỹ. Đó là thành quả của một tập thể. Và em nghĩ rằng,người Việt Nam chúng ta cũng phải đoàn kết lại để làm được những thứ như thế. Không hẳn là để chế tên lửa hay những thứ to tát tương tự, mà có thể là những sản phẩm trong ngành nông nghiệp, công nghiệp hay trong cuộc sống hằng ngày.Em nghĩ rằng vấn đề hợp tác với nhau rất quan trọng”.
Đây cũng là kỹ năng mà cô giáo Kim Tuyến muốn những học trò của mình có được. Tuyến hi vọng khi bước vào năm học mới sẽ giới thiệu được những kiến thức đã được học tới học sinh của mình. “Sau khóa học, em càng thấy tầm quan trọng của việc làm thí nghiệm, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống trong các môn khoa học. Khi được học từ thực tiễn, các em sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn và nhớ lâu hơn”.
Mới đứng lớp được 2 năm, cô giáo trẻ cho rằng còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần phải học hỏi. Khi được đề nghị chia sẻ về “cô giáo Tuyến ở trường”, cô giáo 9x cười hiền: “Tính em hay cười, các cô ở trường chắc cũng thấy em thân thiện nên đặt biệt danh là ‘Tuyến tươi tỉnh’, còn câu đầu tiên mà các học trò thường thốt lên khi thấy cô giáo là ‘Sao cô thấp thế!’”.